Sân bay Long Thành là sân bay quy mô bậc nhất Đông Nam Á, bạn đã biết chi tiết và hiểu hết về sân bay này chưa. Hãy đọc kỹ để cùng nhau tìm hiểu về sân bay Long Thành này như thế nào thôi nào.
1. Bối cảnh ra đời sân bay quốc tế Long Thành ra sao
Vùng kinh tế phía nam là 1 vùng kinh tế lớn, trọng điểm và hứa hẹn sẽ mang nhiều tiềm năng cho sự phát triển của phía nam, trong đó Tp.HCM được biết đến là nơi có nền kinh tế lớn và đóng góp GDP cho cả nước, vì thế việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông là một vấn đề lớn của các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới, sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay duy nhất phục vụ cho TP.HCM và các tỉnh lân cận trong quá trình vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không. Sân bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong chiến tranh nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động dân sự và quân sự. Vị trí sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực đô thị, do đó khả năng mở rộng và đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa nói đến việc dân cư sinh sống xung quanh bị ô nhiễm tiếng ồn
Với nền kinh tế GDP ngày cành phát triển, lượng khách quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng tăng, Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, với nền kinh tế ngày càng phát triển của Việt Nam cần phải có một sân bay mới với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng hình thành sân bay Long Thành được ra đời, sân bay mới được hình thành nhằm thúc đẩy nền kinh tế khu vực phía nam và vươn tầm vị thế của nền kinh tế Việt Nam với các nước trong Châu Á
2. Vì sao chọn Long Thành làm sân bay lớn nhất Việt Nam
Việc chọn một nơi có quỹ đất lớn để làm sân bay lớn nhất Việt Nam là điều không dễ dàng, sau khi xem xét nhiều Tỉnh thì Long Thành là nơi có quỹ đất có thể giải phong nhanh nhất, bởi lợi thế về quỹ đất cao su được khai thác tại Long Thành rất lớn, ngoài ra thế đất tại Long Thành cũng là một điểm cộng để làm sân bay vì thế đất bằng phẳng, đất thịt, độ cứng đất tốt và điều kiện thời tiết lí tưởng.
Ngoài yếu tốt về thiên thời địa lợi, Long Thành có hệ thống hạ tầng được quy hoạch tương lai tốt lại dễ dàng kết nối với TP.HCM và Cái Mép là một nơi có cảng nước sâu thuộc Top thế giới, nếu đặt sân bay tại Long Thành thì việc di chuyển bằng đường không sang các nước khác trong Châu Á cũng là một lợi thế thể bỏ qua. Xung quanh Việt Nam hiện đang có sân bay Chek Lap Kok (Hongkong), Changi (Singapore), Kuala Lumpur (Malaysia), Subvabuhami (Thái Lan)… đều rất hiện đại, đang phát huy hiệu quả khai thác tốt.
3. Vị trí sân bay Long Thành ở đâu
Theo địa giới hành chính và quy hoạch tổng thể, quy hoạch vị trí sân bay Long Thành nằm tại 6 xã Bình Sơn gần 2.000 ha, xã Suối Trầu trên 1.350 ha (xã mất trắng toàn bộ), xã Cẩm Đường trên 500 ha, xã Bàu Cạn gần 160 ha, xã Long An gần 660 ha và xã Long Phước trên 300 ha, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai
4. Tiến độ giai đoạn triển khai sân bay Long Thành
Chủ trương xây dựng sân bay Long Thành đã được Quốc hội thông qua hồi tháng 6 năm 2015, sân bay sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Việc xây dựng triển khai sân bay Long Thành sẽ được chia làm 3 giai đoạn để thi công và khai thác sử dụng. Tổng mức đầu tư cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).
Giai đoạn 1: Dự án sẽ được xây dựng một đường băng và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng ngày 2/9/2025
Giai đoạn 2: Dự án tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Dự kiến năm 2030 sẽ đưa vào khai thác và sử dụng.
Giai đoạn 3: Dự án sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án gồm 2 đường băng và 2 nhà ga để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi hoàn thiện, sân bay sẽ có 4 nhà ga và 4 đường băng, dự kiến năm 2035 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.
Sau khi xây dựng xong cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam và đạt tiêu chuẩn cấp 4F là mức cao nhất theo tiêu chuẩn của ICAO, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế và khu vực.
5. Sân bay cấp 4F là gì
Sân bay 4F trước hết phải là cảng hàng không quốc tế và cả nước, có trên hai đường cất hạ cánh cách nhau 250m (tức là một lượt có thể cất cánh hoặc hạ cánh trên hai máy bay cùng một lúc) có khả năng tiếp nhận máy bay cấp E ( loại máy bay to nhất, có hai tầng, thường thấy ở các hãng hàng không của Mỹ). Hệ thống đường lăn có chiều rộng 23m, lề vật liệu rộng 10,5m, gồm 1 đường lăn chính và 7 đường lăn nối hai đường cất hạ cánh (trong đó có 4 đường lăn cao tốc).Về hệ thống sân đỗ máy bay, đáp ứng hơn 30 vị trí đỗ và có thể mở rộng sân đỗ, đảm bảo đáp ứng 50 vị trí đỗ, có tổng công suất đạt trên 20 triệu hành khách/năm.(sân bay Long Thành thì vược xa tiêu chuẩn khi đạt 100 triệu lược khác/năm, lớn nhất khu vực Đông Nam Á ). Đối với nhà ga hàng hoá đạt công suất trên 200.000 tấn/năm và có diện tích dự phòng đảm bảo yêu cầu phục vụ.
6. Sân bay quốc tế Long Thành đền bù như thế nào
Qua thống kê từ sở tài nguyên và môi trường Tỉnh Đồng Nai tổng diện tích đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong vùng dự án sân bay trên 1.970 ha (chiếm 59% diện tích đất bị thu hồi trong dự án). Số nhân khẩu nằm trong vùng quy hoạch sân bay Long Thành cần phải thực hiện gần 15.000 người, ngoài ra còn có quỹ đất của các công trình tôn giáo, cơ sở kinh doanh, trụ sở cơ quan ….chiếm diện tích trên 1920ha. Tổng số tiền thực hiện cho việc đền bù giải phòng mặt bằng sân bay Long Thành gần 13.100 tỷ đồng.
Chiều 19 tháng 6 năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân nằm trong vùng quy hoạch sân bay để triển khai cảng hàng không quốc tế Long Thành. Theo đó, ngân sách sẽ dành 23.000 tỷ đồng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống cống thoát nước, nghĩa trang…
>> Xem thêm: Đền bù 2 tuyến đường kết nối vào sân bay Long Thành
7. Tiến độ thi công sân bay Long Thành đang như thế nào
Đối với việc triển khai sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ được chia làm 4 thành phần để triển khai:
- Thành phần 1: Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước được giao cho Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế bố trí nguồn vốn thực hiện.
- Thành phần 2: Các công trình phục vụ quản lý bay giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư.
- Thành phần 3: Các công trình thiết yếu trong cảng, bao gồm: Nhà ga hành khách, hạ tầng hàng không, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải; nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe; hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và số 2… sẽ do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Thành phần 3 là thành phần quan trọng nhất chiếm hơn 50% khối lượng công việc của sân bay, về bàn giao mặt bằng đại diện ACV cho hay trong số 2.512ha của giai đoạn 1 (gồm 1.810ha xây dựng sân bay và 722ha dự trữ đất dôi dư), tỉnh Đồng Nai đã giao cơ bản xong, còn hơn 100ha. Tuy nhiên, việc giao mặt bằng còn “xôi đỗ” nên sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thi công. Các gói thầu san nền thoát nước và cọc móng nhà ga hành khách thi công đảm bảo và vượt tiến độ là điều kiện rất tốt để khởi công hạng mục xây dựng phần thân nhà ga hành khách sân bay Long Thành giai đoạn 1 trong tháng 10 đúng kế hoạch.
- Thành phần 4: Gồm các công trình khác như khu xử lý vệ sinh tàu bay, bảo trì phương tiện, cung cấp suất ăn do Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn chủ đầu tư.
- Theo Quyết định của Thủ tướng, các dự án thành phần 1, 2, 4 triển khai cho sân bay Long Thành sẽ sử dụng vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ.
> Xem thêm: Video tiến độ sân bay Long Thành mới nhất
(Chủ tịch HĐQT ACV), đến nay việc bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 dự án Sân bay Long Thành của tỉnh Đồng Nai đã đảm bảo cho công tác thi công và cả 4 dự án thành phần của sân bay Long Thành giai đoạn 1 đều đảm bảo về mặt bằng thi công.
>> Xem thêm: Bất động sản liền kề sân bay Long Thành.