Điều chỉnh 2 tuyến đường kết nối vào sân bay Long Thành cụ thể là tuyến đường số 1, 2 kết nối vào sân bay quốc tế Long Thành nhằm kịp tiến độ bàn giao mặt bằng cho ACV.
Tháng 5/2021, 2 tuyến đường số 1, số 2 kết nối vào sân bay đến hiện tại chưa động thái gì ngoài việc có làm việc cắm mốc và chỉ có một cuộc gặp sau tết của các bên cơ quan ban ngành với người dân và hẹn gặp lại người dân vào đầu tháng 6/2021.
Được biết tuyến số 1 đóng vai trò quan trọng là đường công vụ phục vụ cho việc vận chuyển trang thiết bị, vật liệu, vật tư để xây dựng cho D/A sân bay Long Thành. Và đến hiện tại vẫn chưa có động thái bàn giao mặt bằng để thực hiện xây dựng. Liệu D/A sân bay Long Thành có kịp tiến độ hoàn thành xong trong năm 2025 khi hiện tại là T6/2021 thời hạn chỉ còn 3 năm rưỡi?
Xin được chia sẻ thêm về một số thông tin liên quan đến 2 tuyến số 1 và số 2 kết nối vào D/A sân bay quốc tế Long Thành:
+Thuộc dự án thành phần 3: sân bay quốc tế Long Thành
+Tổng chi phí dự kiến hơn: 4,8 ngàn tỉ đồng
+Chủ đầu tư: Tổng công ty hàng không Việt Nam (ACV)
Tuyến 01(25C nối dài): Có chiều dài 3,8km kết nối trục chính Sân bay Long Thành.
Điểm đầu: QL.51
Điểm cuối: vào ranh sân bay quốc tế Long Thành.
GĐ 1: đầu tư quy mô 6 làn xe, và việc thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh (10 làn xe chạy chính và sáu làn đô thị song hành).
Bề rộng mặt cắt ngang thay đổi từ: 85 – 120m.
Ngoài ra tuyến này còn là đường công vụ chính để ra vào thi công giai đoạn 1 của dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Tuyến 02(Song song QL.51): Có chiều dài 3,5km.
Điểm đầu: Giao với tuyến số 1
Điểm cuối: Giao với đường cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây
GĐ 1: có quy mô mặt cắt ngang gồm 4 làn xe, chiều rộng mỗi tuyến 10,5m và là đường Song Hành với cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu.
+Diện tích đất thu hồi làm 2 tuyến đường T01,T02: 136ha điều chỉnh xuống còn 122,6ha giảm 14ha so với chủ trương đầu tư đã được duyệt. Nguyên nhân do tuyến đường số 2 đã được điều chỉnh giảm.
+ Khung chính sách thực hiện công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư có 2 phương án:
– Phương án 1: Áp dụng theo khung chính sách của dự án Sân bay Long Thành cho cả 2 tuyến đường, với phương án này, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1,5 ngàn tỷ đồng.
– Phương án 2: Tuyến đường số 1 được áp theo khung chính sách D/A sân bay Long Thành, tuyến đường số 2 được áp theo khung chính sách D/A đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Với phương án này chi phí giải phóng mặt bằng hơn 1,4 ngàn tỷ đồng.
Trong 2 phương án thì UBND tỉnh cũng thống nhất thực hiện giải phóng mặt bằng một lần đối với toàn bộ 2 dự án theo quy hoạch được duyệt và áp dụng chung khung chính sách của D/A sân bay Long Thành đối với cả 2 tuyến đường và giao Sở TN-MT, Sở Tài chính và ACV có trách nhiệm phối hợp xây dựng khung chính sách bồi thường báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/6/2021 để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Việc chọn phương án 1 có lẽ cũng là lẽ đúng nếu nhìn thực tế thì phù hợp nhất đối với việc đẩy nhanh tiến độ cho việc đảm bảo tiến độ cho toàn bộ dự án sân bay Long Thành. Vì nếu chọn phương án 2 áp dụng khung chính sách của dự án đường CT Biên Hòa-Vũng Tàu thì khung giá và việc cấp chỗ tái định cư cho người dẫn sẽ kéo dài do đó việc chọn phương án 1 của tỉnh là vô cùng hợp lý… Được biết những hộ dân sẽ được bố trí tại khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn.
+Thời gian để thực hiện công tác thu hồi đất: xây dựng mất khoảng 300 ngày.
+Khung giá đền bù: UBND tỉnh có văn bản gửi Chính phủ & Bộ TN-MT được áp dụng chính sách bồi thường giống dự án Sân bay Long Thành.
Tuy nhiên sau khi đi khảo sát thực địa thì thấy tuyến số 2 sẽ tốn nhiều thời gian để giải phóng mặt bằng hơn vì đi qua khu dân cư đoạn khá đông nên việc xử lý sẽ mất nhiều thời gian. Còn tuyến số 1 UBND tỉnh đang yêu cầu điều chỉnh kỹ về phương án thiết kế cho đoạn nút giao QL.51 vì hiện tại tuyến đường này cũng đang trong tình trạng quá tải do đó phải tính toán kỹ việc kết nối nhằm đảm bảo lưu lượng giao thông thuận lợi để không gặp phải tình trang kẹt xe như nút giao QL.51 và cao tốc TP. HCM-LT-DG như hiện tại.
Xem thêm: